Hai thuật ngữ “cổng thanh toán” (Payment gateway) và “bộ xử lý thanh toán” (Payment Processor) chắc sẽ chẳng xa lạ khi bạn làm trong ngành E-com đã lâu. Mỗi khái niệm này đều đóng vai trò quan trọng trong quản lý giao dịch trực tuyến, nhưng phân biệt giữa 2 yếu tố này có thể dễ nhầm lẵn, đặc biệt là đối với những người mới. Do đó, hôm này hãy cùng PlutusPay tìm hiểu thêm về sự khác biệt giữa một cổng thanh toán và một bộ xử lý thanh toán để khám phá xem bạn cần cái nào cho doanh nghiệp của mình.

minh hoa thanh toan

Tổng quan

Một cổng thanh toán sẽ thu thập và xác minh thông tin thẻ tín dụng của khách hàng. Nó đảm bảo rằng tất cả các thông tin chi tiết đều chính xác để các giao dịch có thể được chuyển đến bộ xử lý thanh toán.

Một bộ xử lý thanh toán là một bên dịch vụ có trách nhiệm làm cầu nối giữa người bán, công ty phát hành thẻ tín dụng và ngân hàng. Bên này quản lý việc chuyển tiền để bạn nhận được khoản tiền mà khách hàng đã trả để mua sắm trên của hàng của bạn.

Nếu không có cổng thanh toán, bạn sẽ không thể xác minh thông tin thẻ tín dụng trong quá trình mua sắm online được. Nhưng bộ xử lý thanh toán cũng đóng vai trò quan trọng không kém; nếu không có chúng, bạn sẽ không thể yêu cầu và nhận được tiền từ tài khoản của khách hàng khi họ mua hàng trên của hàng của bạn.

Cổng Thanh Toán

Bộ xử lý thanh toán

Thu thập, mã hóa và xác minh thông tin thẻ tín dụng của khách hàng. Cầu nối giữa người bán, ngân hàng phát hành và ngân hàng thụ hưởng để nhận chuyển tiền.
Hoạt động như một điểm bán hàng (POS) online để đảm bảo tính hợp lệ của thẻ. Hoạt động như một điểm bán hàng (POS) trực tiếp để đảm bảo tính hợp lệ của thẻ.
Đóng vai trò trung gian giữa doanh nghiệp và khách hàng. Giữ vai trò trung gian giữa doanh nghiệp, ngân hàng của khách hàng và ngân hàng của người bán.
Phải được sử dụng kết hợp với một bộ xử lý thanh toán. Có thể được sử dụng như một dịch vụ độc lập.
Phù hợp cho: các doanh nghiệp kinh doanh E-Commerce Phù hợp cho: giao dịch máy POS, giao dịch trực tiếp.

 

Cổng thanh toán (Payment Gateway) là gì?

Cổng thanh toán là một phương thức để thu thập và xác minh thông tin thẻ tín dụng của khách hàng. Chức năng chính của cổng thanh toán là xác nhận một giao dịch, và thường có thêm một trang thanh toán cho khách hàng để bảo mật thông tin thẻ được nhập vào.

Cổng thanh toán có thể tích hợp vào trang web của người bán, hoặc trang thanh toán có thể chuyển khách hàng đến website của cổng thanh toán trước để hoàn tất giao dịch và sau đó chuyển họ trở lại website của người bán. Điều này được gọi là cổng thanh toán bên thứ ba (third-party payment gateway). Cổng thanh toán thường được cung cấp dưới dạng dịch vụ miễn phí vì thường phí sẽ được tính dựa trên mỗi giao dịch.

Sau khi thông tin thẻ tín dụng được gửi, cổng thanh toán chuyển nó đến bộ xử lý thanh toán để xác minh. Nó không xử lý giao dịch trực tiếp, mà chỉ đảm bảo rằng thẻ tín dụng hợp lệ, tương tự như cách thiết bị đọc chip trên máy tính bán hàng kiểm tra một thẻ tín dụng vật lý.

Khi nào thì cần sử dụng cổng thanh toán?

Bạn nên sử dụng cổng thanh toán khi bạn quyết định bước vào kinh doanh ngành E-com này. Cổng thanh toán là lựa chọn duy nhất để xác minh tính hợp lệ của một thẻ tín dụng trong không gian mạng. Thiếu chúng, bạn có thể bị lừa đảo bởi những khách hàng sử dụng thông tin gian lận hoặc không đủ tiền trong tài khoản để thanh toán mua hàng của họ.

Dưới đây là một số ví dụ cân nhắc bạn nên sử dụng cổng thanh toán.

  • Bạn đang xây dựng một cửa hàng online.
  • Bạn muốn thu tiền trực tiếp nhưng không muốn mua một hệ thống máy POS.

Các cổng thanh toán hàng đầu

Chúng tôi đã tổng hợp danh sách các cổng thanh toán tốt nhất cho doanh nghiệp, nhưng dưới đây là 2 cái tên nối bật nhất

  • Stripe cung cấp một hệ thống tích hợp giúp kết nối cửa hàng trực tuyến của bạn với Stripe để khách hàng có thể thanh toán trực tiếp trên website của bạn.
  • Helcim cung cấp chiết khấu số lượng và đi kèm với nhiều API để bạn có thể tùy chỉnh cổng thanh toán của mình.

Bộ xử lí thanh toán (Payment Processor) là gì?

Bộ xử lý thanh toán là một bên dịch vụ trung gian chịu trách nhiệm gửi tin nhắn giữa doanh nghiệp của bạn, khách hàng, tài khoản ngân hàng của khách hàng và tài khoản ngân hàng của bạn.

Bạn sẽ cần một nó cho bất kỳ loại hình kinh doanh nào mà bạn đang vận hành. Nếu bạn có một cửa hàng vật lý, nhiều bên xử lý thanh toán sẽ cung cấp hệ thống POS để bạn thu thập thông tin thẻ tín dụng trong quá trình giao dịch.

Nhiều doanh nghiệp cũng sử dụng một bộ xử lý thanh toán kết nối với tài khoản người bán của họ, có nghĩa là tất cả các khoản thanh toán sẽ được chuyển trực tiếp đến họ. Tuy nhiên, bạn cũng có thể sử dụng một bộ này của một bên thứ 3. Bên này họ sẽ lưu trữ tất cả các khoản thanh toán của nhiều doanh nghiệp khác nhau. Từ đó, trải nghiệm của khách hàng được tối ưu hóa với mức chi phí thấp hơn.

Sử dụng bộ xử lý thanh toán khi nào?

Tất cả các doanh nghiệp, bất kể trực tuyến hay cố định, có thể sẽ cần một hình thức bộ xử lý thanh toán nếu họ định chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc ACH. Dưới đây là một số trường hợp cần có mặt của một bộ xử lí thanh toán

  • Bạn vừa kinh doanh trên một cửa hàng vật lí và kinh doanh trên cả cửa hàng online.
  • Bạn có một cửa hàng vật lí cố định nơi bạn có thể lắp đặt một hệ thống POS cố định.

Các Bộ xử lý thanh toán tốt nhất

Có nhiều loại bộ xử lý thanh toán khác nhau, bao gồm bộ xử lý thẻ tín dụng và ACH. Vì hầu hết các doanh nghiệp thu thập thanh toán bằng thẻ tín dụng, dưới đây là những lựa chọn hàng đầu của chúng tôi cho các công ty xử lý thẻ tín dụng.

  • Square sẽ chuyển tiền vào tài khoản của bạn trong 1 – 2 ngày làm việc với mức phí từ 2,6% đến 3,5% (cho mỗi giao dịch).
  • Stripe hỗ trợ mức phí từ 2,7% đến 2,9% (cho mỗi giao dịch) và chấp nhận tất cả các loại ví điện tử cũng như thanh toán ACH.

Tổng Kết

Khi so sánh hai giải pháp này, bạn có thể thấy rõ ràng rằng chúng đóng hai vai trò khác nhau hoàn toàn. Một bên là cổng thanh toán có vai trò quan trọng để xác minh thông tin thẻ tín dụng của khách hàng. Trong khi đó bộ xử lý thanh toán lại là về xử lý việc giao tiếp với các bên và chuyển khoản thanh toán của khách hàng về tài khoản của bạn. Nhìn chung, bạn sẽ cần cả hai dịch vụ này nếu như bạn muốn kinh doanh cả trên thị trường trực tuyến. Do đó, bạn nên chọn một số bên như Stripe có thể cung cấp cả hai dịch vụ này cùng lúc.

Tóm lại, các cửa hàng online sẽ cần cả hai giải pháp này, trong khi các cửa hàng vật lí thường chỉ cần một bộ xử lý thanh toán là đủ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

viVI