Stripe là một nền tảng thanh toán phổ biến được sử dụng bởi các doanh nghiệp lớn và nhỏ trên khắp thế giới. Tuy nhiên, tất nhiên rằng nền tảng này sẽ không phù hợp với mọi doanh nghiệp và các người bán hàng.

Bạn có thể đang tự hỏi liệu Stripe có đáng thời gian và tiền bạc của bạn không? Liệu các ưu điểm của Stripe mang lại có vượt trội hơn các nhược điểm của họ ?

Hãy cùng PlutusPay đi tìm hiểu trong bài viết này, điều gì đã làm cho Stripe nổi bật hơn so với các bên xử lý thanh toán khác và anh em có thể tự quyết định xem họ có phù hợp cho doanh nghiệp của mình không.

minh hoa stripe

Stripe là một lựa chọn rất tốt – nhưng nó không hoàn hảo.

Stripe có một số lợi ích lớn. Nó dễ sử dụng cho người tiêu dùng và người bán hàng (bạn chỉ cần đăng ký tài khoản và bắt đầu trong một ngày). Nền tảng này rất thân thiện với người dùng và API của nó là mã nguồn mở.

Tuy nhiên, có một số nhược điểm khi sử dụng Stripe. Một trong những vấn đề lớn nhất với Stripe là nó không cung cấp các tùy chọn dịch vụ khách hàng trong nhiều quốc gia bên ngoài Hoa Kỳ. Nhưng quan trọng hơn, Stripe có thể khóa tài khoản mà không thông báo trước. Khi kinh doanh đang thuận lợi, tại sao lại đặt mình vào nguy cơ với một hệ thống thanh toán không đáng tin cậy?

Nhưng điều này không xảy ra với mọi người bán hàng. Nếu như vậy, Stripe sẽ không phổ biến như vậy. Vậy làm thế nào mà các doanh nghiệp vẫn ưa chuộng Stripe hơn các công ty xử lý thanh toán khác? Dưới đây là những ưu điểm và nhược điểm của nó.

Ưu điểm: Chấp nhận hầu hết phương thức thanh toán

Stripe là một bên xử lý thanh toán cho phép anh em chấp nhận thanh toán trực tuyến, trực tiếp hoặc thông qua app trên điện thoại của anh em. Công ty này được thành lập vào năm 2010 và đã trở thành một trong những công ty xử lý thanh toán hàng đầu trên thị trường ngày nay.

Stripe chấp nhận hầu hết phương thức thanh toán, bao gồm thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ (Visa, Mastercard), Apple Pay, Android Pay, Bitcoin và các loại tiền điện tử khác như Litecoin và Ethereum. Với ưu điểm này của Stripe, anh em có thể dễ dàng chấp nhận chuyển khoản ngân hàng từ những khách hàng không có thẻ tín dụng hoặc muốn thanh toán bằng phương thức khác.

Công ty này cũng chấp nhận nhiều loại tiền tệ cho các thanh toán quốc tế, mặc dù sẽ có vài hạn chế nhất định. Tuy vậy, nếu bạn điều hành một doanh nghiệp thương mại điện tử và muốn bán hàng tại EU, Stripe sẽ cung cấp các chức năng đó trong cổng thanh toán của họ.

Nhược điểm: Phí xử lý

Một trong những nhược điểm lớn của Stripe là các khoản phí xử lý khá cao. Stripe không thu phí tạo tài khoản hay phí hàng tháng, nhưng với mức phí 2,9% + 0,30 USD cho mỗi giao dịch, tổng khoản tiền phí có thể sẽ rất lớn đối với các doanh nghiệp xử lý nhiều hơn vài trăm giao dịch mỗi tháng.

Stripe cũng sử dụng mô hình phí cố định (flat-rate pricing model), có nghĩa là các doanh nghiệp khác nhau đều có các khoản phí giống nhau bất kể họ xử lý bao nhiêu giao dịch trong 1 tháng. Điều này có thể gây rắc rối nếu bạn xử lý ít hơn 1 triệu USD hàng năm vì các khoản phí sẽ cao hơn so với việc bạn xử lý nhiều hơn 1 triệu USD hàng năm.

PlutusPay nghĩ rằng anh em nên sử dụng một công ty xử lý thanh toán thực sự cho phép anh em điều chỉnh tỷ lệ phí tùy theo sản phẩm hoặc giá thành sẽ tốt hơn cho trong dài hạn.

Ưu điểm: Dễ sử dụng

Stripe là một lựa chọn tuyệt vời cho các doanh nghiệp chưa từng chấp nhận thanh toán trực tuyến trước đây. Ưu điểm của Stripe là từ việc thiết lập tài khoản đến tích hợp nó với trang web của bạn, Stripe đã đơn giản hóa tất cả mọi thứ một cách khá tốt.

Ngoài ra, Stripe cung cấp đầy đủ các hướng dẫn của họ trên trang web và các trang FAQ nếu anh em gặp bất kỳ vấn đề nào hoặc cần thêm thông tin về dịch vụ của họ. Điều này có thể rất hữu ích nếu anh em mới bắt đầu kinh doanh e-Commerce và chưa quen với cách xử lý thẻ tín dụng nói chung.

Trải nghiệm thanh toán của Stripe cũng rất dễ sử dụng với người tiêu dùng. Họ chấp nhận những hình thức thanh toán phổ biến như thẻ tín dụng (bao gồm cả American Express), ACH và các loại ví điện tử (Google Pay, Apple Pay) và cũng như mang đến trải nghiệm an toàn, tiện lợi cho khách hàng.

Stripe Payments hoạt động trên mPC, iOS, Android và gần như mọi nền tảng khác, miễn là có thể truy cập được Internet.

Nhược điểm: Hạn chế chấp nhận Merchant (MCC)

Mã danh mục (hay MCC) được cấp bởi Mastercard và Visa và được sử dụng để phân loại doanh nghiệp. Stripe chỉ hỗ trợ một số MCC, điều này có nghĩa là nếu bạn không nằm trong danh sách của họ thì anh em có khả năng cao mất khả năng xử lý thanh toán của doanh nghiệp của mình.

Vấn đề khó nhất là làm thế nào để biết được Stripe sẽ chấp nhận những MCC nào. Điều này không rõ ràng hoàn toàn và Stripe sẽ cho phép các người bán hàng – bất kể họ thuộc loại MCC nào – đều đăng ký được Stripe và bắt đầu chấp nhận thanh toán. Điều này tuy tốt cho cửa hàng trực tuyến/starups của anh em nhưng không bền vững chút nào.

Đã có rất nhiều người bán hàng gặp phải trường hợp họ đột nhiên không thể chấp nhận thanh toán hoặc truy cập vào số tiền trong tài khoản Stripe của họ và do đó không thể nhận thanh toán từ khách hàng được nữa. Đó là rủi ro khi sử dụng Stripe khi kinh doanh online mà anh em cần lưu ý.

Ưu điểm: Tự động thanh toán định kỳ (Recurring Payment)

Một ưu điểm khác của Stripe là API của họ có cung cấp một giải pháp để chấp nhận các giải pháp thanh toán định kỳ (Recurring payment) một cách dễ dàng. Bằng cách thêm một vài dòng mã, anh em có thể cho phép khách hàng tự động thanh toán cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn theo lịch trình định sẵn

Điều này giúp họ tránh việc phải nhập thông tin tài khoản ngân hàng hoặc thông tin thẻ tín dụng mới vào mỗi tháng, và giúp bạn dễ dàng quản lý doanh nghiệp của mình. Và, tất nhiên, bạn có thể lên lịch tạo hóa đơn tự động và thậm chí là tự động xử lý các khoản refund nếu có khách hàng hủy một gói subscription.

Mô hình kinh doanh subscription đang cực kỳ phổ biến và rất hữu ích cho các chủ doanh nghiệp bất kể loại hình kinh doanh nào. Việc tận dụng các tùy chọn thanh toán định kỳ được tích hợp sẵn là điều nên làm cho doanh nghiệp của bạn.

Nhược điểm: Thường xuyên khóa tài khoản

Stripe nổi tiếng là một bên cực kỳ nghiêm ngặt với các quy tắc của họ. Họ sẽ khóa tài khoản của bạn nếu bạn vi phạm các điều khoản dịch vụ của họ, thứ mà thường xuyên được cập nhật và rất dễ bị hiểu nhầm nếu không đọc kỹ.

Điều này cũng xảy ra nếu Stripe cho rằng mô hình kinh doanh của bạn không được hỗ trợ, ví dụ như kinh doanh hàng trademark, thực phẩm bổ sung hoặc dropshipping.

Thêm nữa, nếu Stripe thấy rằng doanh nghiệp của bạn đang kiếm quá nhiều tiền, họ có thể khóa tài khoản của bạn cho đến khi có thông báo tiếp theo, điều mà hết sức vô lý.

Thông thường, khi vừa đăng ký xong tài khoản Stripe, họ sẽ không xác mình thông tin doanh nghiệp ngay. Nhưng một khi bạn nhận thanh toán tới một ngưỡng nhất định vào tài khoản, Stripe sẽ ngay lập tức xác minh lại tài khoản của bạn để kiểm tra xem có hoạt động bất thường nào không.

Ngoài ra, nếu Stripe tin rằng ngành hoạt động kinh doanh của công ty của bạn không phù hợp với giá trị của họ, họ có thể hold tất cả các khoản thanh toán vào và ra khỏi nền tảng của họ cũng như các số tiền đã có trong tài khoản của bạn.

Ưu điểm: Tài liệu tốt

Trang web của Stripe chứa một lượng lớn các tài liệu hướng dẫn hữu ích cho các nhà bán hàng, nhà phát triển và người dùng khác. Tài liệu API của Stripe rất chi tiết, dễ hiểu và dễ tìm.

Với lợi thế từ ưu điểm này của Stripe, nếu bạn đang tìm kiếm thông tin thêm về cách mà họ có thể được sử dụng chung với các dịch vụ khác, Stripe Partner Guide sẽ là một nguồn tài liệu quý giá bao gồm các tích hợp (Intergrations) với hàng chục nền tảng khác nhau bao gồm Zapier, Shopify và Slack, vv. Công cụ dành cho các nhà phát triển được cung cấp rất đầy đủ, tuy nhiên sẽ khó cho bạn nếu bạn không biết gì về code (tất nhiên rồi)

Nhược điểm: Hỗ trợ khách hàng kém

Có rất nhiều nhược điểm của Stripe, nhưng điều tồi tệ nhất là đội ngũ chăm sóc khách hàng của họ. Stripe tỏ ra rất kém khi phản hồi qua email và giải quyết các vấn đề của anh em. Nhiều người dùng đã nói rằng họ thường xuyên phải đợi một thời gian dài chỉ để nhận được phản hồi đầu tiên từ một nhân viên hỗ trợ.

Ngoài ra, nếu bạn cần trợ giúp về vấn đề tài khoản thì có thể mất vài ngày làm việc hoặc thậm chí một vài tuần trước khi Stripe có phản hồi (nếu có). Do đó, nếu bạn gặp tài khoản về tài khoản của bạn và bạn muốn giải quyết nhanh chóng, thì Stripe không phải là lựa chọn đúng dành cho bạn.

Nên chọn bên xử lý thanh toán (Payment Processor) hỗ trợ doanh nghiệp của bạn.

Nhiều người nghĩ rằng Stripe là một bên xử lý thanh toán (Payment Processor), nhưng thực chất thì họ không hoàn toàn là như vậy. Cụ thể hơn, Stripe là một nền tảng thanh toán trực tuyến cho phép người dùng chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng bằng tài khoản merchant của riêng họ. Tóm lại, Stripe là một bên trung gian xử lý thanh toán.

Stripe là lựa chọn tuyệt vời cho các startups và có số lượng giao dịch thấp vì họ thu một khỏa phí cố định cho mỗi giao dịch bất kể số lượng sản phẩm hoặc dịch vụ được bán ra.

Tuy nhiên, loại hình tính phí không tốt chút nào khi doanh nghiệp của bạn bắt đầu mở rộng doanh thu và kiếm được số tiền lớn; trong những trường hợp đó, nên sử dụng một nhà cung cấp tài khoản thương mại (Merchant account provider) hơn là Stripe.

Tổng kết

Sau bài viết về ưu điểm và nhược điểm của Stripe từ PlutusPay này, có thể nói, Stripe không hoàn toàn vô dụng chút nào. Đối với những người bán hàng thuộc diện ngành sản phẩm có rủi ro thấp và những starups, họ là một lựa chọn tuyệt vời. Nhưng đối với những người muốn mở rộng quy mô kinh doanh, có doanh số bán hàng cao hoặc làm việc dưới một MCC có rủi ro cao, thì họ sẽ không phải là lựa chọn tốt nhất.

Trong trường hợp này, việc sử dụng một tài khoản merchant thực sự sẽ là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn. Các nhà cung cấp tài khoản merchant có thể cung cấp khả năng xử lý tốt hơn và hỗ trợ phù hợp với loại hình kinh doanh đó của bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

viVI