Chắc hẳn bạn đã từng nghe về 2 thuật ngữ phổ biến trong ngành payment là Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán (Payment Service Provider hay PSP) và Cổng thanh toán (Payment Gateway) . Đối với các doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp thanh toán cho việc kinh doanh online của mình thì việc phân biệt 2 khái niệm này sẽ rất quan trọng.
Đầu tiên, bạn cần phải biết là hai thuật ngữ này khác nhau hoàn toàn như so sánh giữa cam với táo vậy. Một cái là một loại phần mềm chuyên giao tiếp giữa các tổ chức tài chính, và cái kia là một nhà cung cấp dịch vụ cho phép các merchants có thể chấp nhận và xử lý nhiều phương thức thanh toán thông qua một nền tảng duy nhất. Trong bài viết này từ PlutusPay sẽ giải thích những khác biệt chính giữa cổng thanh toán và nhà cung cấp dịch vụ thanh toán để bạn hiểu rõ hơn về cách mà chúng có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp của bạn.
Nguồn: Internet
1. Cổng thanh toán
Cổng thanh toán (Payment Gateway) là một công nghệ cho phép các merchants chấp nhận các giao dịch không có thẻ (CNP). Bạn có thể hiểu cổng thanh toán như một người trung gian giữa ngân hàng của khách hàng và ngân hàng của doang nghiệp, giúp trao đổi dữ liệu một cách an toàn và bảo mật. Ví dụ, khi khách hàng thực hiện thanh toán trên một trang web, cổng thanh toán sẽ mã hóa thông tin thẻ của khách hàng và sau đó gửi nó đến Acquiring bank (ngân hàng nhận thẻ) để xác minh. Nếu số tiền đó được phê duyệt thành công, khoản thanh toán ấy sẽ được chuyển vào tài khoản của doang nghiệp. Quá trình này đảm bảo rằng tất cả thông tin nhạy cảm được bảo vệ an toàn nhằm tránh gian lận thanh toán.
2. Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán
Một nhà cung cấp dịch vụ thanh toán (Payment Service Provider hay PSP), là một bên trung gian giúp quản lý và xử lý các giao dịch của doanh nghiệp giữa các khách hàng trong cùng một nơi. Các PSP này sử dụng các cổng thanh toán và bộ xử lý thanh toán riêng của họ, cho phép doanh nghiệp nhận thanh toán bằng thẻ mà không cần duy trì merchant account tại một ngân hàng hoặc tổ chức tài chính riêng biệt nào cả.
Nguồn: Internet
Nói tóm lại, các PSP giúp đơn giản hóa quy trình chấp nhận thanh toán thẻ bằng cách gom với nhiều bên cung cấp phương thức thanh toán lại với nhau nhằm cung cấp 1 giải pháp thống nhất trong việc chấp nhận thanh toán. Mặc dù điều này cho phép các doanh nghiệp ít can thiệp hơn vào quy trình xử lý thanh toán, nhưng cũng đi kèm với những hạn chế. Các PSP này mặc dù có thể được doanh nghiệp đăng kí rất nhanh chóng và dễ dàng nhưng sẽ có một số giới hạn nhất định. Ngoài ra, việc account bị hold và tài khoản bị khóa cũng là một trong những vấn đề đáng lo ngại do các PSP có mức độ chịu đựng rủi ro thấp hơn nhiều so với các nhà cung cấp merchant accounts chuyên nghiệp.
3. So sánh giữa Cổng thanh toán và Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán
Sự khác biệt chính giữa hai khái niệm này là một bên thì là dịch vụ hỗ trợ chấp nhận thanh toán, trong khi cái kia thì lại là một phần mềm tích hợp vào trang web hoặc cổng thanh toán.
Vậy sự khác biệt chính giữa chúng là gì?
Đầu tiên, một nhà cung cấp dịch vụ thanh toán là một tổ chức tài chính cung cấp các giải pháp thanh toán cho các doanh nghiệp để giúp họ chấp nhận thanh toán qua hình thức online và offline. Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán kết nối doanh nghiệp giữa một mạng lưới thẻ tín dụng và bộ xử lý thanh toán để cung cấp cho họ có cả Merchant account và cổng thanh toán dưới dạng một tài khoản chung duy nhất. Vì các PSP đã cung cấp một giải pháp tổng hợp, các merchant không cần phải làm việc với các Acquiring bank riêng lẻ nữa
Mặt khác, cổng thanh toán chỉ dành cho các giao dịch online không cần sử dụng thẻ vật lý, thông qua app hoặc qua điện thoại. Cổng thanh toán là một phần mềm hỗ trợ giao dịch an toàn khi sử dụng thẻ khi online. Họ làm điều này bằng cách giao tiếp với các bộ xử lý thanh toán để thực hiện giao dịch sau khi khách hàng nhập thông tin thanh toán. Tóm lại, cổng thanh toán gửi thông tin thẻ tín dụng đến ngân hàng nhận thẻ thông qua cổng thanh toán để xác nhận tính hợp lệ của thanh toán.
4. Ví dụ về Cổng thanh toán và Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán
Ở trên PlutusPay đã đề cập rằng các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán (PSP) thường cung cấp cổng thanh toán như một phần dịch vụ của họ. Do đó, hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán đều được sử dụng như một cổng thanh toán (nhưng ngược lại thì sai)
Một số bên PSP phổ biến trên thị trường sẽ là Paypal, Stripe và Square. Trong khi đó, 2 trong số các lựa chọn cổng thanh toán rất tốt hiện nay là Authorize.net và NMI. Authorize.Net là lựa chọn lý tưởng nếu bạn cần một cổng thanh toán với các tính năng nâng cao, trong khi NMI sẽ phù hợp hơn nếu bạn ưa thích tính linh hoạt của bộ xử lý thanh toán.
5. Kết Luận
Sau bài viết trên, vậy bạn nên lựa chọn gì? Cổng thanh toán hay Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán? Nếu bạn muốn thiết lập nhanh chóng và không bận tâm về việc giới hạn các phương thức thanh toán có sẵn, việc sử dụng một nhà cung cấp dịch vụ thanh toán là một cách dễ dàng để tránh các rắc rối khi mở một Merchant account. Ngược lại, việc mở một Merchant account cùng với một cổng thanh toán riêng sẽ là lựa chọn tốt nhất nếu bạn muốn có một giải pháp chuyên biệt hơn. Do đó tùy thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp của bạn mà bạn nên cân nhắc kỹ trước khi đưa ra sự lựa chọn của mình.