Thử tưởng tượng, Anh em đang bán hàng online một cách ổn định với một cổng thanh toán Stripe trên cửa hàng củ của mình thì bổng dưng, Stripe lại thông báo rằng họ quyết định khóa tài khoản của bạn do vi phạm chính sách về ngành hàng bị cấm?

Lý do là gì? Bởi vì họ quyết định rằng doanh nghiệp của anh em có độ mức rủi ro quá cao để tiếp tục dùng dịch vụ của họ

Điều này thường xảy ra khi các nhà bán hàng làm việc với các nhà cung cấp thanh toán có tên tuổi lớn như Stripe hay PayPal. Mặc dù Stripe có thể phù hợp với một số nhà bán hàng cụ thể, nhưng không phải lúc nào cũng là một lựa chọn tốt hoặc khả thi cho tất cả các anh em bán hàng

May mắn thay, ngay cả khi bị cấm bởi Stripe, anh em vẫn còn các phương án khác. Do đó, PlutusPay chúng tôi hôm nay sẽ bàn về các ngành hàng bị cấm bởi Stripe và hướng dẫn các bước tiếp theo để doanh nghiệp của anh em nhanh chóng hoạt động trở lại bình thường.

Tại sao các nhà bán hàng rủi ro cao vẫn chọn Stripe làm cổng thanh toán?

Là một trong những cái tên lớn nhất trong lĩnh vực xử lý thanh toán, Stripe thường là một trong những lựa chọn đầu tiên mà mọi người nghĩ đến khi tìm kiếm một giải pháp về cổng thanh toán. Tuy nhiên, như nhiều chủ doanh nghiệp đã nhận ra sau này, không phải lúc nào Stripe cũng tốt như mọi người vẫn nghĩ

Trong hầu hết các trường hợp, các nhà bán hàng thậm chí còn không nhận ra rằng họ là một trong những doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng bị cấm của Stripe cho đến khi quá muộn. Các doanh nghiệp này đã mở một tài khoản và bắt đầu chấp nhận thanh toán, nhưng Stripe quyết định rằng họ có mức độ rủi ro quá cao để hỗ trợ và do đó, khóa tài khoản của họ.

Từ góc nhìn của họ, mọi thứ kinh doanh đang rất thuận lợi – cho đến khi đột nhiên, số tiền trong tài khoản Stripe của họ bị đóng băng. Và đa phần các trường hợp này đều xảy ra khi các doanh nghiệp này đang trong giai đoạn tăng trưởng về doanh thu mạnh mẽ nhất.

Nếu anh em là một chủ doanh nghiệp mới đang tìm kiếm một giải pháp cổng thanh toán, anh em có thể ngăn điều này xảy ra với anh em bằng cách lựa chọn một nhà cung cấp thanh toán phù hợp từ đầu. Nghiên cứu kỹ và chọn một nhà cung cấp dịch vụ tài khoản merchant (MSP) sẽ hỗ trợ doanh nghiệp của anh em tốt hơn nhiều.

Việc bị cấm bởi Stripe mang ý nghĩa gì?

Không có gì tồi tệ hơn khi nhận ra số tiền của anh em đang bị hold bởi nhà cung cấp thanh toán của anh em. Tuy nhiên, đây lại là một câu chuyện quá phổ biến vì đã có rất nhiều doanh nghiệp gặp tình trạng tương tự. Các nhà bán hàng bị cấm bởi Stripe lúc ấy phát hiện rằng số tiền trong tài khoản Stripe của họ bị đóng băng trong nhiều tháng tới.

Nếu tài khoản của anh em vừa bị khóa (hoặc anh em không đủ điều kiện để mở một tài khoản từ Stripe), hướng dẫn này sẽ cho anh em biết cách vận hành một cửa hàng kinh doanh các ngành hàng bị cấm bởi Stripe thành công. Anh em nên đọc tiếp để tìm hiểu lý do tại sao doanh nghiệp của mình bị cấm bởi Stripe và cũng như đi tìm các phương án khác để có thể tiếp tục kinh doanh hiệu quả.

Các ngành hàng bị cấm bởi Stripe

Có khá nhiều lý do mà Stripe có thể từ chối hợp tác với doanh nghiệp của anh em. anh em có nguy cơ bị từ chối hoặc bị khóa tài khoản nếu:

  • Stripe không hỗ trợ tại quốc gia của anh em.
  • anh em muốn nhận các thanh toán từ các loại tiền tệ khác ngoài đô la Mỹ.
  • Doanh nghiệp của anh em bị coi là rủi ro do các vấn đề về tỉ lệ chargeback
  • Stripe không hỗ trợ ngành hàng của anh em đang kinh doanh.

Nếu anh em đang kinh doanh bất kỳ ngành nghề sau đây, Stripe có thể ngay lập tức từ chối hoặc khóa tài khoản của anh em. Dưới đây là một số trong số các các ngành hàng bị cấm bởi Stripe theo từng lĩnh vực.

  • Ngành du lịch:

Sự biến động trong việc cung cấp các dịch vụ như đặt phòng, thuê xe và lưu trú bằng thẻ tín dụng làm cho việc xử lý thanh toán trở thành một vấn đề đối với nhà cung cấp thanh toán như Stripe.

  • Trò chơi trực tuyến:

Cờ bạc và thể thao trực tuyến nằm trong nhóm này. Stripe đặc biệt nghiêm ngặt đối với các dịch vụ này do quy định của các bang tại Mỹ liên quan đến cờ bạc.

  • Sản phẩm và Dịch vụ kỹ thuật số (Digital products)

Sản phẩm phi vật lý, đặc biệt là trên Shopify, có thể gây vấn đề cho Stripe. Các giao dịch mua hàng Digital bằng thẻ tín dụng rất dễ bị khách hàng khiếu nại (Dispute), làm cho việc bán sách điện tử, khóa học trực tuyến và dịch vụ tiếp thị (Marketing service) trở thành những mặt hàng có độ mức rủi ro cao.

  • Giao dịch ngoại tệ (Forex):

Được coi là một trong những ngành đầu tư biến động nhất trên thị trường, một phần do tỷ lệ chargeback của các giao dịch này quá cao.

  • Dịch vụ giải trí dành cho người lớn

Các nhà cung cấp thanh toán chính như Stripe cấm hoàn toàn bất kỳ nội dung NSFW (Not safe for work) nào. Điều này bao gồm các cửa hàng đồ chơi người lớn, nội dung người lớn kỹ thuật số, và bao gồm cả dịch vụ hẹn hò người lớn.

  • Trang sức và Kim loại quý:

Các nhà bán hàng các sản phẩm đắt đỏ như đá quý hay kim loại quý đều phải có giấy phép phê duyệt trước từ các nhà cung cấp thanh toán. Nếu không thì tỉ lệ chargeback sẽ là rất cao đối với các diao dịch kiểu như thế này.

  • Thực phẩm chức năng:

Vấn đề chính là thiếu sự chấp thuận từ Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). Các sản phẩm thực phẩm chức năng, vitamin và các loại thảo dược là những mặt hàng có nguy cơ cao bị dispute do thiếu quy định từ FDA.

Ngoài ra, còn có các ngành hàng bị cấm khác bao gồm:

  • Sản phẩm CBD
  • Nhà cung cấp thanh toán
  • Dịch vụ viễn thông
  • Các tổ chức tài chính
  • Dịch vụ telemarketing
  • Nhà thuốc trực tuyến
  • Thuốc lá điếu và thuốc lá điện tử
  • Tổ chức phi lợi nhuận

Để biết thêm chi tiết, anh em có thể xem danh sách đầy đủ các ngành hàng bị hạn chế trên trang web chính thức của Stripe.

Làm gì khi không thể kinh doanh ngành hàng bị cấm trên Stripe

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

viVI