PayPal và Stripe là hai nền tảng thanh toán trực tuyến rất phổ biến trên toàn cầu. Tuy nhiên, việc tài khoản Stripe, PayPal bị khóa là một vấn đề thường gặp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Hiểu về lý do PayPal và Stripe khóa tài khoản người bán và cách tránh tình trạng này là điều cực kỳ quan trọng. Trong bài viết này, PlutusPay sẽ tìm hiểu về những lý do dẫn đến việc khóa tài khoản, hậu quả của việc này và cách để anh em có thể tránh tình trạng không mong muốn này.

khoa tai khoan stripe paypal 00

Nguồn: Internet

Tại sao các cổng thanh toán paypal, stripe hay khóa tài khoản?

Với các anh em làm POD, Dropshipping đã có kinh nghiệm qua vài mùa bán hàng và từng bị khóa tài khoản PayPal, Stripe, việc này đã trở nên quen thuộc. Tuy nhiên, đối với các anh em newbie mới, có thể chưa hiểu rõ vấn đề này, vì vậy PlutusPay sẽ chia sẻ thêm kinh nghiệm để giúp anh em.

Đối với các tài khoản mới mở

  • PayPal yêu cầu xác minh anh em có phải là dạng non-ship không (tức là bán cho khách xong nhưng ko ship hàng)? Do đó, họ sẽ yêu cầu anh em cung cấp số theo dõi gửi hàng, giấy tờ chứng minh danh tính, và các thông tin khác. Việc khá nhiều người bán hàng từng làm kiểu này trên PayPal đã khiến PayPal áp dụng biện pháp chặt chẽ hơn.
  • Khi tài khoản mới mở, anh em chưa hoàn thành các thủ tục xác thực giấy tờ cá nhân hoặc doanh nghiệp, chưa khai báo thông tin thuế Mỹ theo FATCA và các yêu cầu khác.
  • PayPal, Stripe phát hiện ra rằng công ty hoặc chủ tài khoản có “tiền án” trong quá khứ.
  • Anh em không may mở tài khoản vào thời điểm không phù hợp. Nếu anh em mở tài khoản vào lúc cao điểm có đợt “quét” tài khoản, có thể anh em chưa kịp làm bất cứ điều gì đã bị đình chỉ tài khoản trong 180 ngày.

Đối với các tài khoản đã đi qua giai đoạn ban đầu

  • Tỷ lệ hoàn trả và khiếu nại quá cao: Thường thì tỷ lệ hoàn trả và khiếu nại dưới 1% được coi là tốt nhất. Stripe có xu hướng chấp nhận mức hoàn trả và khiếu nại thấp hơn so với PayPal, và nếu vượt quá mức này một chút, tài khoản có thể bị khóa ngay. PayPal có thể tăng phí xử lý khiếu nại cho tài khoản của anh em. Thông thường, tình trạng này thường xảy ra sau mùa bán hàng, khi khách hàng đã nhận hàng và muốn hoàn trả.
  • Tăng giảm doanh số đột ngột hoặc thay đổi sản phẩm: Đây cũng là tình huống thường gặp trong mùa bán hàng. Khi doanh số tăng hoặc giảm đột ngột hoặc có sự thay đổi về sản phẩm, tài khoản có thể bị khóa.
  • Khi PayPal chuẩn bị áp đặt Reserves và Hold: Trong trường hợp này, PayPal thường yêu cầu tài khoản nộp thêm các khoản tiền hoặc giấy tờ khác.
  • Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (Trademark): Anh em có thể bị báo cáo hoặc kiện vì vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Trong một số trường hợp, anh em phải giải quyết với luật sư của bên kiện để PayPal mở lại tài khoản. Đây là tình huống khá khó chịu vì thường phải mất nhiều thời gian để xử lý.

khoa tai khoan paypal 01

Nguồn: Internet

Ảnh hưởng của việc bị khóa tài khoản

Có những tác động sau khi bị khóa tài khoản:

  • Ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh: Khi tài khoản bị khóa, anh em sẽ không thể tiếp tục nhận thanh toán hoặc thực hiện các giao dịch tài chính trên nền tảng PayPal hay Stripe. Điều này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của anh em, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
  • Tác động tới uy tín người bán: Bị khóa tài khoản cũng có thể làm tổn thương đến uy tín của anh em trên thị trường. Khách hàng có thể không tin tưởng và từ chối mua hàng từ website bị khóa tài khoản.
  • Khó khăn trong việc xử lý thanh toán: Khi tài khoản bị khóa, anh em sẽ gặp khó khăn trong việc xử lý thanh toán từ khách hàng. Việc giải quyết tình trạng này có thể tốn thời gian và tiền bạc, ảnh hưởng đến quá trình thanh toán và quản lý tài chính của cá nhân và doanh nghiệp.

Các biện pháp phòng tránh

Dưới đây là một số cách để tránh việc bị khóa tài khoản:

  • Cập nhật thông tin đầy đủ và chính xác: Đảm bảo rằng anh em cập nhật thông tin chính xác và xác thực về công ty và ngành hàng kinh doanh trên các cổng PayPal hay Stripe. Điều này giúp tăng tính minh bạch và sự tin cậy trong mắt khách hàng.
  • Tối ưu hóa quy trình hoạt động: Đảm bảo rằng anh em quản lí tài chính một cách chính xác và chuyên nghiệp, đặt biệt là các giao dịch trên cổng Stripe hay PayPal
  • Giảm thiểu rủi ro tài chính: Hạn chế rủi ro tài chính bằng cách chỉ chấp nhận các hình thức thanh toán an toàn và sử dụng các tool kiểm tra hoạt động bất thường hằng ngày để đảm bảo hạn chế rủi ro hết mức có thể.

khoa tai khoan stripe 02

Nguồn: Internet

Kết Luận

Việc bị khóa tài khoản trên PayPal hay Stripe có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh và uy tín của người bán. Để tránh tình trạng này, cần cập nhật thông tin đầy đủ và chính xác, tối ưu hóa quy trình kinh doanh và giảm thiểu rủi ro tài chính.

Khóa tài khoản là một biện pháp cần thiết của PayPal hay Stripe để ngăn chặn gian lận và giảm thiểu rủi ro tài chính. Tuy nhiên, để đảm bảo tính minh bạch và công bằng, các nền tảng này cần cải thiện quy trình giải quyết khiếu nại và đảm bảo tuân thủ đúng các quy định. Điều này giúp xây dựng tính tin cậy và thu hút sự tin tưởng từ người bán và khách hàng trong việc sử dụng nền tảng của họ.

Nếu anh em đang có kế hoạch xây dựng một cửa hàng kinh doanh cross-border hay muốn scale-up việc kinh doanh hiện tại. Anh em có thể tham khảo các loại dịch vụ của PlutusPay chúng tôi như: Dịch vụ cho thuê cổng thanh toán, cho thuê cổng Stripe, cho thuê cổng PayPal.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

viVI